Trung tâm nhân đạo Quê Hương – nơi người mẹ trăm con Huỳnh Tiểu Hương giành cả cuộc đời.
Thước phim cuộc đời Huỳnh Tiểu Hương
Nhắc đến Huỳnh Tiểu Hương hay Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương, người ta liền nghĩ đến người đàn bà đầy lòng nhân ái, tình yêu thương con người bao la đã vượt qua số phận bất hạnh và đến với một cuộc sống mới với bao lo toan, hoài niệm gắn bó sâu sắc cùng những người đồng số phận – gia đình họ Huỳnh và người mẹ trăm con Huỳnh Tiểu Hương.
Cuộc sống trôi nổi đến với Huỳnh Tiểu Hương ngay từ khi lọt lòng mẹ. Vừa sinh ra xa cha xa mẹ, về ở với bà cùng hai chị em gái nữa. Từ đó, bà của cô không bao giờ nhắc đến cha mẹ đến cho Tiểu Hương. Ba chị em cô mỗi người một nơi, người đồng bằng, người miền núi và Tiểu Hương được đưa ra miền Bắc. Chưa đầy 10 tuổi, cô đã sống cảnh bụi đời, ngày đây mai đó; hết chịu đòn roi, đánh đạp của các anh chị đường phố khác đến cảnh sống ga tàu.
Hai từ “Cha, mẹ” chưa từng được gọi một cách thấm thiết thật sự. Ước mơ vậy thôi. Tiểu Hương quyết định tìm việc làm để kiếm tiền mưu sinh và đi tìm cha mẹ. Việc mót từng hạt thóc trên những cánh đồng nắng chang chang, mưa bão bùng hay những cơn rét đậm làm cho cô trải qua bao nhiêu cơn sốt liên hồi và những cơn đau thảm thiết.
Kim đồng hồ cứ xoay, dòng đời
con người cũng theo đó mà trôi qua. Ước mơ gọi hai tiếng “ Cha, mẹ” cũng được toại
nguyện. Nhưng, số phận không cho cô được sống hạnh phúc và bình yên bên cha mẹ.
Cuộc sống của Tiểu Hương như là một thước phim tự sự liên khúc, rồi cô cũng
quay lại với những năm tháng đường phố, rồi lại bị lạm dụng, đánh đập, lại hứng
chịu đòn roi… tiếp tục những cơn rét lien miên. Ranh giới bình yên quá mong
manh. Rồi cô quyết định nam tiến với đôi chân trần cùng bộ quần áo rách tơi tả
hàng tháng trời mới tới đồng bằng.
Cuộc sống lang thang, hết đường phố đến ga tàu, ngôi nhà “rộng lớn” của Tiểu Hương dường như trải dài. Sự sống và cái chết luôn rình rập.Một lần cô bị các con nghiện cột chân tay nén xuống sông, bên thềm sự sống và cái chết nhưng cô vẫn tiếp tục cuộc sống này cho dù lúc đó không biết bơi.
Một trang mới mở ra cho Huỳnh Tiểu Hương, được gặp một ân nhân tên là Chao lai wang, Tiểu Hương được cố ấy giúp đỡ một ít vốn liếng gồm 20 cây vàng. Từ 20 cây vàng đó, Tiểu Hương bắt đầu một cuộc đời mới với bao trang vỡ đẹp. cuộc đời thay đổi quá bất ngờ, Tiểu Hương tham gia vào hoạt động kinh doanh từ buôn bán nhà cửa, mở nhà hàng, quán ba, cho thuê xe du lịch, xe máy; cho thuê nhà; Làm thông dịch viên tiếng Hoa … và Tiểu Hương cũng không quên làm công tác từ thiện: tìm kiếm các bạn lang thang, cơ nhỡ về chăm sóc, tạo việc làm cho hàng ngàn người bụi đời từ công việc kinh doanh của mình. Kinh tế ngày càng phát triển, Tiểu Hương đã thành lập Công ty nước uống đóng chai mang tên Huỳnh Hương, mở tiệm uốn tóc; quán ăn…Đặc biệt, Tiểu Hương cùng một số cộng sự nhiệt tình thành lập Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương.
Đứa con của một tấm lòng cao cả- người mẹ trăm con.
Vì trẻ em mồ côi – khuyết tật bất hạnh. Huỳnh Tiểu Hương cũng là một người từng trải qua thời trẻ của mình trong bất hạnh đó. Thấu hiểu được hoàn cảnh, Huỳnh Tiểu Hương đã quyết tâm và tự nhủ lòng mình “ ước mơ làm sao không còn ai giống mình”. Từ tâm huyết và ước mơ cao cả. Chị đã sáng lập trung tâm Nhân đạo Quê Hương – nơi nuôi dạy trẻ em khuyết tật và cùng với cộng sự của mình đang chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho hơn 300 cháu mồ côi, khuyết tật đến từ khắp nơi.
Trong hơn 320 cháu mồ côi mà
trung tâm đang nuôi dạy, đã có 185 cháu được nhặt tại các bãi rác của các công
ty, xí nghiệp, các khu vệ sinh công cộng,
gần 70% trẻ bị viêm phổi do khí lạnh
của trời và một số cháu đã tử vong trong khi các cộng sự đưa về trung tâm. Nhiều nhất là các cháu sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ
em bị khuyết tật, thậm chí có những trẻ em thân thể không được vẹn toàn, bị bệnh
nan y.
Trung tâm Quê Hương thành lập năm 2001, đến nay đã được 9 năm- một chặng đường dài vất vả và nhiều khó khăn. Trong nhiều năm, trung tâm được sự quản lý, sự vung đấp, quan tâm của Huỳnh Tiểu Hương cùng với sự hỗ trợ từ những nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã xây dựng và duy trì trung tâm. Ban đầu, trung tâm chỉ là mái lá dừa, cột gỗ đơn sơ, mộc mạc nhưng ấm cùng, đầy tình yêu thương. Hiện nay đã là nơi khang trang, sạch đẹp, một môi trường tốt cho các cháu. Nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Các cháu được đến với trung tâm, là ngôi nhà chung cho số phận bất hạnh, các cháu được chữa bệnh, nuôi dưỡng, học hành, đào tạo nghề và tạo việc làm để có cơ hội hòa nhập với cộng đồng, cùng giúp đỡ những con người đồng số phận.
Thế nhưng, Huỳnh Tiểu Hương – một người đàn bà nhỏ nhắn với một tấm lòng cao cả, giành trọn cuộc đời của mình cho trung tâm. Trớ trêu thay, bất hạnh đến với cô hiện nay đang mang trong mình căn bệnh nan y mà cơ hội sống không nhiều nữa. Tiểu Hương nói: “ Tôi không biết mình có thể cầm cự chiến đấu với bệnh tật được bao lâu để làm tiếp tâm nguyện và công việc khó khăn đang còn dang dỡ của mình. Với những lời của một người trong những giờ phút cuối thường là tỉnh táo nhất, thế nên tôi tha thiết kêu gọi những người đã và đang sát cánh với tôi sẽ hiểu được tấm lòng của tôi để chung tay chăm lo các cháu.” Như một câu phương ngôn viết “ Bàn tay cầm hoa khi cho đi vẫn mãi sẽ còn giữ một mùi hương”.
Trao đổi với báo chí, Tiểu Hương chia sẽ những khó khăn trước mắt là rất mong sự hỗ trợ từ xã hội, các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm gần xa để chăm lo cho các cháu dù cho sau này Tiểu Hương còn hay mất, các cháu vẫn được đảm bảo thành người hữu dụng, có ích cho xã hội và bước vào đời hòa nhập với cộng đồng. Ước mơ lớn nhất hiện nay của chị là có đủ sức khỏe cùng các cộng sự nuôi dạy các cháu và một ước mơ nữa là có một khu thể thao cho các cháu được vui chơi, tham gia các môn thể thao như các bạn ngoài đời thường.
Ước mong đó, hi vọng đó khi nào được thực hiện. Thời gian và hành động của xã hội là câu trả lời đẹp nhất. Chúng ta hãy chung tay hành động – cộng đồng xã hội cùng nhau nắm tay tạo nên một xã hội tươi đẹp và có ý nghĩa nhất.
Le Anh